Sự nghiệp kinh doanh Elon_Musk

Năm 1995, Musk khởi nghiệp với dự án Zip2, cung cấp phần mềm ấn hành nội dung số cho các tổ chức mới, cùng với em trai Kimbal Musk.[27]. Năm 1999, bộ phận AltaVista của Compaq mua lại Zip2 với 307 triệu đô la tiền mặt và 34 triệu đô la cổ phiếu.[28]

PayPal

Musk đồng sáng lập X.com, một công ty về dịch vụ tài chính trực tuyến và thanh toán qua email tháng 3 năm 1999. Một năm sau đó, trong một cuộc sáp nhập 50/50 về vốn[29], X.com mua lại Confinity,[30] một hãng vận hành một hệ thống thanh toán đấu giá có quy mô tương tự như X.com, gọi tên là Paypal. Musk đã sắp xếp thương vụ này do niềm tin vào việc chuyển khoản trực tiếp đang nở rộ của công nghệ P2P[30]. Musk tin rằng nhánh con Confinity sẽ trở thành phương tiện cần thiết để tích hợp và phát triển một nền tảng thanh toán giữa các cá nhân bên trong X.com.[30] Công ty kết hợp ban đầu thu nhận X.com làm tên tập đoàn, nhưng vào tháng 2 năm 2001, X.com đổi tên chính thức của nó thành Paypal Inc. Musk đã cổ vũ mạnh mẽ cho trọng tâm của một Paypal mới nhằm vào hệ thống thanh toán toàn cầu và rời khỏi những sự cung cấp tài chính lõi của X.com[31].

Sự phát triển ban đầu của PayPal phần lớn là do một chiến dịch phát triển rộng khắp thành công của Musk.[32] Tháng 10 năm 2002, PayPal được eBay mua lại với giá 1.5 tỷ giá trị cổ phiếu.[33]. Vào thời điểm bán, Musk, cổ đông lớn nhất của công ty, nắm 11.7% cổ phiếu của PayPal[34].

SpaceX

Musk cùng Tổng thống Barack Obama tại bãi phóng Falcon 9 năm 2010

Musk thành lập công ty thứ ba của ông, Space Exploration Technologies (SpaceX), vào tháng 6 năm 2002[35]và hiện là CEO và Giám đốc Kỹ thuật của tập đoàn này. SpaceX phát triển và chế tạo các phương tiện phóng ra không gian với trọng tâm hướng vào việc phát triển công nghệ tên lửa. Hai tên lửa đầu tiên của công ty là Falcon 1Falcon 9 và phi thuyền đầu tiên của nó mang tên Dragon.[36]

SpaceX đã giành được hợp đồng 1,6 tỷ đô la với NASA ngày 23 tháng 12 năm 2008, cho 12 chuyến bay của Falcon 9 và Dragon vào Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, thay thế cho Space Shuttle của NASA sau khi nó hết thời gian hoạt động năm 2011. Ban đầu, Falcon 9/Dragon sẽ thay thế chức năng vận tải hàng hóa của Shuttle và việc vận chuyển phi hành gia sẽ được thực hiện bởi Tàu vũ trụ Soyuz. Tuy nhiên, SpaceX đã thiết kế Falcon 9/Dragon nhằm vào việc vận chuyển phi hành gia và Ủy ban Augustine (Cơ quan Hoa Kỳ phụ trách các chuyến bay có người lái vào vũ trụ) đã khuyến nghị việc vận tải hành khách bởi các công ty thương mại như SpaceX.[37]

Musk nói rằng ý tưởng về công nghệ vũ trụ của mình chịu ảnh hưởng từ series "Foundation" của Issac Asimov [38], và xem việc khai phá vũ trụ như một bước quan trọng trong việc mở rộng—nếu không nói là bảo tồn-sự hiểu biết của đời sống con người.[39] Musk từng nói rằng sự sống trải trên nhiều hành tinh khác nhau có thể đóng vai trò như một hàng rào ngăn chặn những mối đe dọa sự tồn vong của loài người. "Một thiên thạch hay một siêu núi lửa có thể hủy diệt chúng ta, và chúng ta đối mặt với những thảm họa mà khủng long chưa từng biết tới: một virus được lập trình, một sự hình thành do sơ suất một vi lỗ đen, sự ấm lên toàn cầu thảm họa hoặc một công nghệ thậm chí chưa được biết đến nào đó có thể báo hiệu sự tiêu vong của chúng ta. Nhân loại đã tiến hóa hàng triệu năm, nhưng trong 60 năm gần đây các vũ khí nguyên tử tạo nên nguy cơ tiêu diệt chính chúng ta. Sớm hay muộn, chung ta phải mở rộng sự sống ra ngoài trái cầu xanh lam này-hoặc là tuyệt chủng." [40] Mục tiêu của Musk là giảm giá thành của một chuyến bay có chở người xuống còn 1/10 hiện nay.[41] Ông thành lập SpaceX với 100 triệu đô la từ tài sản ban đầu của mình. Ông hiện vẫn đóng vai trò điều hành lẫn chỉ đạo kĩ thuật của công ty đóng ở Hawthorne, California này.[42] Trong tiểu sử của Ashlee Vance, Musk tuyên bố rằng ông muốn thành lập một thuộc địa của loài người trên sao Hỏa vào năm 2040, với dân số khoảng 80.000 người.[43] Musk tuyên bố rằng, do bầu khí quyển của sao Hỏa thiếu oxy, nên tất cả các phương tiện giao thông trên sao Hỏa đều sẽ sử dụng động cơ điện (ô tô điện, tàu điện, Hyperloop, máy bay điện) [44]. Musk tuyên bố vào tháng 6 năm 2016 rằng hai tàu đầu tiên của SpaceX sẽ hạ cánh xuống sao Hỏa vào năm 2022 mang theo các thiết bị cần thiết để xây dựng các trạm năng lượng và cơ sở hạ tầng hỗ trợ sự sống. Đến năm 2024, các phi hành gia của SpaceX sẽ chính thức đặt chân lên hành tinh Đỏ, mang theo tham vọng chinh phục sao Hỏa của nhân loại [45]. Trong một cuộc phỏng vấn với Axios năm 2018, Tỷ phú Elon Musk tuyên bố ông muốn là người đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa.

Trong 7 năm, SpaceX đã thiết kế dòng thiết bị phóng Falcon và phi thuyền đa mục đích Dragon từ chỗ không có gì. Tháng 9 năm 2009, tên lửa Falcon 1 trở thành phương tiện nhiên liệu lỏng đầu tiên do tư nhân hùn vốn đưa được một vệ tinh vào quỹ đạo Trái Đất. NASA đã chọn SpaceX để tham gia vào dự án đầu tiên tin cậy các công ty tư nhân vận chuyển hàng hóa tới ISS. Hợp đồng này, có giá trị từ 1.6 tỉ tới 3.1 tỷ đô la, là một dấu mốc quan trọng của trạm vũ trụ trong việc vận chuyển hàng tới trạm và trở lại. Bên cạnh những dịch vụ này, mục tiêu của SpaceX còn bao gồm việc đồng thời hạ giá các chuyến bay tới quỹ đạo và cải thiện độ tin cậy lên cỡ mười lần, trong khi tạo nên thiết bị phóng ra quỹ đạo đầu tiên có thể hoàn toàn tái sử dụng. Tuy hiện đang trong giai đoạn tìm cách đưa người ra ISS, năm 2011 Musk khẳng định mục đích cá nhân của ông là đưa người ra khai phá và định cư ở Sao Hỏa, trong khoảng 10-20 năm nữa.[46]Ngày 25 tháng 5 năm 2012, tàu SpaceX Dragon đáp xuống ISS, ghi dấu mốc lịch sử lần đầu tiên có một công ty tư nhân phóng và đáp thành công một phương tiên xuống Trạm Vũ trụ Quốc tế [47].

Musk tin rằng chìa khóa để khiến việc du hành vũ trụ trở nên rẻ và hợp túi tiền hơn là phải làm cho tên lửa có khả năng tái sử dụng, mặc dù hầu hết các chuyên gia trong ngành vũ trụ đều không tin rằng tên lửa có khả năng tái sử dụng là một điều khả thi. Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2015, SpaceX bắn một tên lửa vào không gian và hạ cánh nó trở về mặt đất, trong trạng thái hoàn toàn nguyên vẹn. Không chỉ tạo ra một bước ngoặt lịch sử trong việc chế tạo tên lửa tái sử dụng, thành công nói trên có sức ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của ngành du lịch không gian [48].

Vào ngày 6 tháng 2 năm 2018, SpaceX đã phóng thành công Falcon Heavy, tên lửa có công suất cao thứ tư từng được chế tạo (sau Saturn V, Energia và N1) đồng thời là tên lửa mạnh nhất hoạt động trong năm 2018 [49].

SpaceX là nhà sản xuất động cơ tên lửa tư nhân lớn nhất thế giới và hiện đang nắm giữ kỷ lục về tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng cao nhất cho động cơ tên lửa (Merlin 1D) [50][51]. SpaceX đã sản xuất hơn 100 động cơ Merlin 1D và đưa vào hoạt động. Mỗi động cơ Merlin 1D có thể nâng được trọng lượng tương đương với 40 chiếc xe hơi gia đình theo chiều thẳng đứng. Kết hợp lại, 9 động cơ Merlin trong tên lửa Falcon 9 giai đoạn đầu tạo ra lực đẩy từ 5,8 đến 6,7 MN (1,3 đến 1,5 triệu pound), tùy thuộc vào độ cao [52].

Vào cuối năm 2017, SpaceX đã tiết lộ thiết kế cho phương tiện phóng và hệ thống tàu vũ trụ thế hệ tiếp theo của mình, BFR (Big Falcon Rocket). SpaceX đang thiết kế chiếc tên lửa đặc biệt này với hai bộ phận có thể tái sử dụng là bộ phận phóng chính cao 187m và chiếc tàu vũ trụ cao 153m trên đỉnh. Sau khi chế tạo thành công, chiếc tên lửa BFR sẽ cao hơn tượng Nữ thần tự do khoảng 15%, có thể mang theo 100 phi hành gia và 150 tấn hàng hóa lên quỹ đạo Trái đất. Khi lên được quỹ đạo Trái đất, BFR có thể tiếp nhiên liệu trong không gian và tiếp tục hành trình tới Sao Hỏa trong 6 tháng. Tên lửa Big Falcon Rocket sẽ là tên lửa lớn nhất và mạnh nhất lịch sử từ trước đến nay, du định BFR sẽ thay thế hoàn toàn Falcon 9, Falcon Heavy và Dragon trong những năm 2020 [53].

Tesla Motors

Musk quan sát một bản mẫu lắp ráp trong sự kiện tái mở cửa nhà máy NUMMI, nay là Tesla Motors (Fremont, CA) năm 2010

Tesla Motors được Martin EberhardMarc Tarpening gây vốn vào tháng 7 năm 2003, Musk đầu tư thành lập tháng 2 năm 2004 và trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị; nhưng đam mê của ông với ô tô điện đã có từ thời còn trẻ[54]. Do ảnh hưởng của khủng hoàng tài chính thế giới năm 2008 và kéo theo đó là một đợt cắt giảm nhân lực bắt buộc ở Tesla, Musk buộc phải đảm nhận thêm vị trí CEO[55]. Ông khẳng định đường hướng của công ty là đầu tiên phát triển những chiếc xe thể thao hạng sang để thu hút sự quan tâm tới xe điện và kiếm lợi nhuận ban đầu nhằm nuôi mục đích lâu dài là cung cấp ô tô điện phổ biến cho người bình dân, giảm đáng kể lượng tiêu thụ dầu thô toàn cầu[56][57].

Musk đóng vai trò tích cực trong công ty và đặc biệt chỉ đạo thiết kế các mẫu sản phẩm cũng như định hướng chiến lược, nhưng dù là CEO ông không liên hệ sâu vào việc điều hành kinh doanh hàng ngày[58]. Ông được cho là nắm 32% cổ phần tại Tesla, tập đoàn này được định giá 13.9 tỷ đô la vào tháng 7 năm 2013[59][60]

Mẫu xe điện thể thao đầu tiên, Tesla Roadster 2008, với giá khởi điểm 109 nghìn đô la/chiếc bán được khoảng 2500 đơn vị tới 31 quốc gia, đồng thời bản thử nghiệm của nó nhận giải "Phát minh xuất sắc nhất" năm 2006 của tạp chí Time trong lĩnh vực "Phát minh về vận tải"[61].[62]. Tesla Model S, chiếc sedan xuất hiện trên thị trường tháng 6 năm 2012 đã trở thành hiện tượng của năm, đạt một loạt giải thưởng như giải Xe tiêu biểu nhất của năm 2013 của tạp chí Automobile[63]. Nó bán được 2650 chiếc trong năm 2012 ở Hoa Kỳ[61] và 4900 chiếc tại Bắc Mỹ chỉ trong quý I 2013, trở thành mẫu xe điện bán chạy nhất trong khu vực[64]. Model X, mẫu xe SUV-minivan, được giới thiệu tháng 9 năm 2012 và được bán ra năm 2015[65].

Musk cùng với Thượng nghị sĩ bang California Dianne Feinstein một chiếc Tesla Model S (2010)

. Thế hệ thứ ba của xe điện Tesla là Model 3 ra mắt vào năm 2016.

Bên cạnh việc bán xe điện thương hiệu Tesla, Tesla Motors còn cung cấp động cơ điện cho Mercedes-Benz, Toyota và Musk dự tính sẽ cung cấp một mạng lưới các trạm sạc điện siêu nhanh cho ô tô trên khắp Bắc Mỹ trong năm 2013[66] Tháng 5 năm 2013, Tesla Motors cho thấy quý đầu tiên hoạt động có lợi nhuận kể từ khi nó niêm yết cổ phiếu năm 2011[67].

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 5 năm 2013 với All Things Digital, Musk nói rằng để khắc phục những hạn chế về phạm vi của ô tô điện, Tesla đang mở rộng mạng lưới các trạm tăng áp, tăng gấp ba số trên bờ Đông và Tây của Hoa Kỳ vào tháng 6, với kế hoạch nhiều hơn mở rộng trên khắp Bắc Mỹ, bao gồm Canada, trong suốt cả năm.[68] Tính đến ngày 29 tháng 1 năm 2016, Musk sở hữu khoảng 28,9 triệu cổ phiếu Tesla, tương đương với khoảng 22% cổ phần công ty [69][70].

Vào năm 2014, Musk tuyên bố rằng Tesla sẽ cho phép các bằng sáng chế công nghệ của nó được sử dụng bởi bất kỳ ai có thiện chí trong nỗ lực lôi kéo các nhà sản xuất ô tô để tăng tốc độ phát triển của ô tô điện. "Thực tế không may là các chương trình xe điện (hoặc chương trình cho bất kỳ chiếc xe nào không đốt hydrocarbon) tại các nhà sản xuất lớn đều không tồn tại, chiếm trung bình ít hơn 1% tổng doanh số bán xe của họ", Musk nói [71]

Vào tháng 2 năm 2016, Musk tuyên bố rằng ông đã mua được tên miền Tesla.com từ Stu Grossman, người đã sở hữu nó từ năm 1992, và thay đổi trang chủ của Tesla thành tên miền đó [72].

Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) đã chính thức khởi kiện Elon Musk vào tháng 9 năm 2018 vì hành vi gian lận và thao túng thị trường. Nguyên nhân là do CEO Elon Musk đã đăng trên trang Twitter cá nhân của mình, ý muốn mua lại toàn bộ Tesla và biến nó trở thành một công ty tư nhân [73][74]. Kết quả là, Musk và Tesla đã bị phạt 20 triệu đô la, và Musk buộc phải từ chức chủ tịch Tesla trong khi vẫn là CEO của Tesla [75].

Vào tháng 1 năm 2019, Musk đã tới Trung Quốc để khởi công Tesla's Shanghai Gigafactory, đây là nhà máy quy mô lớn đầu tiên của công ty bên ngoài Hoa Kỳ. Một phần trong chuyến thăm Trung Quốc, Musk cũng đã gặp thủ tướng Trung Quốc Li Keqiang [76]. Trong quá trình trao đổi, Musk thú nhận tình yêu của ông dành cho Trung Quốc và mong muốn ông có thể đến thăm Trung Quốc thường xuyên hơn, thủ tướng Trung Quốc đã nói rằng "Chúng tôi có thể cấp cho ngài thẻ xanh của Trung Quốc nếu điều đó có ích." [77].

SolarCity

Elon Musk là người đề xuất ý tưởng ban đầu cho SolarCity, một công ty do hai người anh em họ của ông, Peter (COO) và Lyndon Rive (CEO), thành lập năm 2006[78][79]. Elon Musk hiện giữ chân Chủ tịch và là cổ đông lớn nhất của SolarCity, định hướng nó cùng với Tesla Motors như một phần trong chiến dịch chống lại sự ấm lên toàn cầu[80]. Sau vài năm phát triển, SolarCity, chủ yếu hoạt động ở California, đã vươn lên thành nhà cung cấp năng lượng mặt trời cho dân cư lớn nhất Hoa Kỳ từ năm 2011.[81]. SolarCity cũng bước chân vào lĩnh vực ô tô điện từ năm 2009[82], và hợp tác với Tesla Motors nhằm kết hợp giữa pin điện ô tô với pin mặt trời, cung cấp các trạm sạc miễn phí cho xe điện hiệu Tesla và phương tiện lưu trữ điện mặt trời trong những thời điểm công suất hoạt động thấp[83][84]. SolarCity cũng tham gia các chương trình từ thiện, đầu tư các dự án hợp tác với chính phủ, quân đội, và các công ty khác như Google Inc. với Google Fund[85]. Lyndon Rive kể rằng Elon Musk chỉ có rất ít thời gian cho SolarCity, chỉ liên lạc qua điện thoại vài giờ mỗi tháng và họp hội đồng quản trị, nhưng vẫn bao quát toàn bộ hoạt động của công ty.[84]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Elon_Musk http://books.google.ca/books?id=UaAeAQAAMAAJ&q=May... http://media.aerosociety.com/aerospace-insight/201... http://www.airspacemag.com/space/is-spacex-changin... http://allthingsd.com/20130529/musk-youll-be-able-... http://allthingsd.com/20130529/musk-youll-be-able-... http://www.automobilemag.com/features/awards/1301_... http://www.aviation.com/general-aviation/elon-musk... http://origin-www.bloomberg.com/news/2013-05-08/te... http://www.bloomberg.com/video/79124654/ http://www.businessinsider.com/correcting-the-reco...